Phân Biệt Sâm Ngọc Linh

Phân biệt sâm ngọc linh với tam thất

Sâm ngọc Linh là một loại sâm quí của Việt Nam, được phát hiện năm 1973, mọc thành từng quần thể ở độ cao 1.800m ~ 2.000m tại vùng núi Ngọc Linh thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và KumTum. Sâm Ngọc Linh được đồng bào Xê Đăng xem như loại cây thuốc quí, hay còn gọi là cây thuốc “giấu” . Sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin cao gấp 3 lần sâm Hàn Quốc, Sâm ngọc linh có hàm lượng MR2 .

phan biet sam ngoc linh

Sâm Ngọc Linh mọc sâu trong rừng già, có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi, sâm có niên đại càng cao thì giá trị càng lớn.

Sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên trong khu rừng nguyên sinh, nên không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người, nên kích thước, màu sắc , hình dáng rất da dạng và phong phú, Để tìm được sâm ngọc linh núi tự nhiên, người đi rừng phải vượt đèo, leo núi, gặp nhiều gian nguy hiểm trở như muỗi rừng, sốt rét có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có khi phải leo lên đến độ cao 2.000m mới tìm được.

 

Cũng chính vì thế mà khiến cho giá trị của sâm ngọc linh càng quí mà giá của sâm núi bị đẩy lên cao ngất ngưởng như hiện nay. Tuy nhiên vói những nhà khoa học dược liệu và những người đam mê sâm thì nó lại là món quà vô giá, là tuyệt phẩm của thiên nhiên ban tặng …

phan biet sam ngoc linh

Sâm Ngọc Linh là vị thuốc quí chữa được nhiều bệnh trong Đông Y, được ví là “Nam Việt Sâm” Sâm của Người Việt. Sâm ngọc linh giả, sâm ngọc linh kém chất lượng ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường. Sâm Ngọc Linh thường được làm giả bằng củ tam thất.

Tuy sâm ngọc linh và củ tam thất có nhiều đặc điểm hình dáng tương tự nhau nhưng đối với những người khai thác sâm nhiều kinh nghiệm thì chúng được phân biệt rất rõ ràng. “Nam Việt Tiên Sâm” là loài thực vật quí giá, có giá thành tường đối cao trên thế giới.

phan biet sam ngoc linh

Phân biệt sâm Ngọc Linh với tam thất

Trao đổi với Th.S Lê Thanh Sơn, cán bộ Khoa Thực vật và Tài nguyên cây thuốc, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay có tới 4 – 5 loại sâm Ngọc Linh giả. Nếu người tiêu dùng không cẩn thận sẽ mua phải loại sâm “giả” rất nguy hiểm, nhấm thử có thể gây phồng rộp miệng, khi ngâm rượu uống nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Theo Th.S Lê Thanh Sơn và các đồng nghiệp tại Viện Dược liệu phát hiện gồm: Loại giả thứ nhất cũng là giả cao cấp nhất  là sử dụng một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Hiện tại, chưa thể định danh được loài này. Tuy nhiên, qua xét nghiệm DNA ở Liên Xô, đây rất có thể là một loài mới chưa từng công bố (ghi nhận) ở Việt Nam. DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%.

phan biet sam ngoc linh

“Nếu mua phải loại này người tiêu dùng vẫn còn khá may mắn vì dù sao nó cũng chắc chắn không độc hại gì, hơn nữa loài này giống như “anh em”, tương đối sát nhau về di truyền với sâm Ngọc Linh", Th.S Lê Thanh Sơn nhận định.

Loại sâm giả thứ 2 là sâm Vũ Diệp vàTam Thất hoang. Tuy cùng chi nhân sâm nhưng so với giá trị, tác dụng bồi bổ cơ thể kém hơn so với sâm Ngọc Linh và thậm chí cũng kém hơn so với loại giả  đã nói ở trên.

Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định: Hiện nay ở Việt Nam gần như không còn sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên nữa. Hiện tại, nếu có sâm Ngọc Linh thì hầu hết là do những người dân địa phương hoặc một số đơn vị như lâm trường Ngọc Linh, Công ty Dược và Vật tư Y tế Quảng Nam trồng... Tuy nhiên, số lượng bán ra cũng rất ít và giá khá cao.

phan biet sam ngoc linh

Đầu tiên, người mua nên quan tâm là về hình dáng củ. Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh tự nhiên có khối lượng lớn khoảng 1-2 lạng là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980, người dân đã săn lùng sâm chẳng khác gì đi tìm trầm, nguồn sâm đã cạn kiệt.

“Vì thế, mua được 1 củ sâm 1kg  là một điều hoang tưởng”, Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định.
Ngoài ra, nếu là sâm Vũ Diệp hoặc Tam thất hoang thì củ thường không tròn mà có hình dáng hơi dẹt, khi nếm vị đắng thường ít và có cảm giác hơi ngứa ở đầu lưỡi.

 

Còn loại giả thứ nhất chưa biết tên như đã nói ở trên, có vị đắng mạnh hơn cả sâm Ngọc Linh, xộc hẳn vào trong họng, có khi, khách vừa nhấm vào miệng đã phải nhè ra ngay. Ngược lại, sâm Ngọc Linh thật “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ” tức là khi nếm có vị đắng, về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó dịu và thanh.

“Sâm Ngọc Linh tươi có mùi, vị rất khó tả, nếu ai đã một lần nếm thử thì không thể nào quên”,

Th.S Lê Thanh Sơn nói, một cách phân biệt bằng trực quan đó là dựa vào mầu của đất bám trên rễ sâm, độ dầy  của vỏ rễ củ sâm. Vỏ ngoài của củ sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì, trong khi các loại sâm giả thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống như màu da tê giác. Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng nồng của đất mùn trên núi đá. Còn các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên nếu khách mua để ý, hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.

phan biet sam ngoc linh

Sự khác nhau giữa sâm ngọc linh và sâm tam thất

+ Cấu trúc rễ của sâm ngọc linh: Sâm ngọc linh có bộ rễ chùm phân bổ dọc theo thân, rễ chính và rễ phụ đều bám và phát triển từ các đốt sâm. Đốt tuổi của sâm ngọc linh sần, có nhiều rễ bám, thường lõm sâu do thay biểu bì trong quá trình phát triển. khoảng cách mắt không đều.

+Cấu trúc rễ của củ tam thất: củ tam thất thân trơn, mặc dù cũng phát triển dạng đốt khúc, nhưng có rất ít sợi rễ phát triển. Mắt của củ tam thất có bề mặt trơn láng, độ lõm sâu ít và không có dấu vết của biểu bì khô cứng.

Do củ Tam Thất mới nhìn rất giống Sâm Ngọc Linh tự nhiên và Sâm Ngọc Linh trồng bán tự nhiên, nên nhiều người bán bất hảo đã lợi dụng sự khó phân biệt này để trục lợi. Tuy nhiên, nếu “dân trong nghề” nhìn củ Tam Thất sẽ biết ngay.Vẫn có cách để người mua nhận dạng được củ Tam Thất đó là: Các đốt Tam Thất nhìn rất nhặt, đều nhau, ít so le (cùng nằm trên một hàng của thân củ). Củ cái của Tam Thất thường nhỏ, đôi khi không có. Thân củ Tam Thất dẹp, thân củ Sâm Ngọc Linh tròn hơn.

Phan biet sam ngoc linh

Màu của củ Tam Thất vàng pha trắng hoặc xanh có phớt vàng. Khi chưa rửa sạch, để gần mũi, Sâm Ngọc Linh có mùi thơm đặc trưng của sâm, còn Tam Thất thì không. Nếu như Sâm Ngọc Linh có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm, thì khi nhai củ Tam Thất có vị đắng, cứng, giòn, không có mùi thơm. Tam Thất khi cắt lát nhìn trắng phếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.

 

Đặc điểm của sâm Ngọc Linh

Phan biet sam ngoc linh

 

Sâm Ngọc Linh trồng nhìn tổng thể củ sâm mập mạp. Phải có nhiều rễ bám xung quanh củ cái và một ít trên thân củ. Phải có củ cái rõ ràng (do Sâm trồng gieo bằng hạt nên có củ cái sau đó mới mọc tiếp). Các mắt trên thân củ Sâm thường so le nhau (hình đốt trúc), mỗi năm chỉ mọc một thân và khi thân rụng trở thành đốt (mắt Sâm).

 

Sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên mọc trong rừng sâu, có nhiều đốt hơn, ít rễ, cũng có củ cái rõ ràng nhưng thường nhỏ hơn củ cái của Sâm trồng (nếu củ cái bị gãy phải có dấu đứt gãy).

Phan biet sam ngoc linh
 

Địa chỉ bán bình ngâm rượu Hàn  Quốc :

 

Bình thủy tinh Yongcheon sản xuất tại Hàn Quốc và được nhập nguyên đai, kiên về Việt Nam, dây là hàng nhập khẩu chính hãng. 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

>>Sâm Ngọc Linh Là Gì?

>>Bình ngâm Rượu YongCheon Hàn Quốc

 

>>Cách Sử dụng Hồng Sâm Hàn Quốc

Sản phẩm liên quan :